Mở cửa mả là lễ khai mộ, đây là lễ nghi của dân tộc Việt chúng ta. Lễ diễn ra sau khi chôn cất người mất được 3 ngày, nhằm giúp vong hồn người mất được siêu thoát. Sau đây, bài viết mang đến cho bạn đọc Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả để giúp hiểu rõ hơn về lễ nghi này. Mời các bạn cùng tìm hiểu!
Lễ này nguyên là của đạo Lão ở Trung Hoa du nhập vào nước ta không biết từ thời nào. Về sau lễ này trở thành 1 tục lệ chính thức. Về hình thức thì lễ này ở đâu cũng giống nhau, cử hành vào ngày thứ ba sau khi chôn cất.
Cách cúng mở cửa mả?
Chuẩn bị lễ vật:
Một cái than bằng bẹ chuối (nam 7 bặc, nữ 9 bặc), môt cây mía lao để cả ngon, một ít tiêng vàng mã
Hai bình bông, hai đĩa trái cây (1 cúng đất đai, 1 cúng vong)
Ba ống trúc dài khoảng bốn tấc vót nhọn một đầu: 1 đựng muối, 1 đựng nước, 1 đựng nước – bịt lại bằng nilon trên đầu
Bốn cây đèn cầy
Năm thứ đậu (100 gram chung cho 5 thứ), năm thẻ tre dài 4 tấc vót nhọn 1 đầu (để làm bài vị cúng ngũ phương ngũ thổ tôn thần)
Sáu chén chè, hai đĩa xôi, một bộ tam sênh (trứng, thịt, tôm)
Bảy cái chung, một bình trà, một xị rượu
Mười tám con chim để phóng sanh (thay cho gà)
Sắp đặt lễ cúng:
Cắm ba ống trúc có gạo, muối, nước dưới chân mộ, dựa cái than vào 3 ống truc, đằng sau, phía trên để cái bài vị.
Bày hai mâm lễ cúng có chè, xôi, bông, trái cây, chung cúng trà rượu, giấy tiêng vàng mã trước mộ (dưới chân) để cúng vong và ở một nơi sạch sẻ gần đó để cúng thần.
Cắm năm thẻ tre đã được dán bài vị ngũ phương ngũ thổ tôn thần ở bốn góc và giữa mộ phần.
Thắp nhang trước mộ, mâm cúng thần và các bài vị tôn thần cũng như ở các ngôi mộ xung quanh.
Nghi thức cúng:
Thắp nhang khấn xin chư vị tôn thần dẫn dắt linh hồn người chết về nghe kinh, chứng minh lễ khai mộ.
Thầy tụng kinh thỉnh chư vị tôn thần và triệu linh, làm phép sái tịnh
Gia đình chia nhau mỗi người một ít đậu, một người đại diện cầm cây mía, lồng chim theo thầy đi quanh mộ vừa niệm phật, vừa rải đậu.
Sau khi đi đủ ba vòng trở lại vị trí cũ, phóng sanh chim, đốt giấy tiền vàng mã, lạy tạ tôn thần và dẫn vong trở về nhà cúng an linh.
Lễ cửa mả có ý nghĩa gì?
Phần lớn người ta cho rằng sau khi chôn ba ngày, người thân phải lễ mở cửa mả để vong hồn người chết được siêu thăng nơi Tịnh độ. Cây thang nam bảy nấc, nữ chín nấc là để người chết leo ra khỏi huyệt mồ. Năm thứ đậu và gạo muối cùng nước dùng để hồn người chết ăn uống cho no dạ. Còn cây miá lau chín đốt là tượng trưng cho chín chữ cù lao, vì lau là lao đồng âm. Còn con gà con để tượng trưng các con nay côi cút như gà con lìa mẹ. Gà con còn được hiểu là gà linh, khi bị đánh nó kêu lên làm vong hồn người chết đang mê muội chưa biết mình đã chết, tỉnh ra.
Mặt khác, nhiều người cho rằng lễ mở cửa mả xuất phát từ sự tích sau đây : Quách Phác, người Văn Hỷ, tự Cảnh Thuần, danh sĩ đời Tấn, rất giỏi khoa bói toán và địa lý phong thủy. Đây là một câu chuyện từ ngàn xưa để lại, chính vì vậy mà người ta mới làm lễ cửa mả.
Lễ này có phải là lễ theo phong tục của Phật giáo hay không ?
Lễ khai mộ hay mở cửa mã không phải là lễ theo Phật giáo mà do Lão giáo du nhập vào nước ta từ lâu nên nhiều người nghĩ là lễ của Phật giáo. Tuy nhiên, để thích nghi, hòa hợp thành văn hóa Việt Nam, quý thầy cũng có khuyên thân quyến người mất nên trở lại thăm mộ sau ba ngày chôn cất nhưng với hương hoa đơn giản và nếu có thể, tụng một biến kinh cầu siêu hoặc niệm Phật và chú vảng sanh. Ngoài ra, không nên đem những thứ lỉnh kỉnh như trên đã nói vừa không hợp với giáo lý nhà Phật lại thêm phí tổn vô ích, không có lợi ích gì cho người mất.
Đối với người thân qua đời, chúng ta tuy có tâm hiếu đạo nhưng làm các việc không đúng Chánh pháp, tức không khéo chính mình trực tiếp xô đẩy người thân vào cảnh giới ác đạo. Trong Kinh Địa Tạng có nêu ra ví dụ như kẻ mang đá nặng ngàn cân đi trong bùn lầy thế mà có người dã tâm chất đá lên thêm trên vai họ, như người đã rơi xuống giếng sâu tuyệt vọng mà còn vác đá đè lấp miệng giếng.
Thiết nghĩ trong vòng luân hồi bất tận, đối với người thân chúng ta đã mang ân họ quá nhiều, thương yêu không hết báo đáp không cùng thì nỡ nào đẩy họ vào cảnh nước đồng sôi, vạc dầu lửa. Làm sao người quá cố siêu thoát khi mình không làm được gì để hồi hướng phước báo cho họ. Tất yếu họ sẽ đọa lạc, để rồi tái sanh trở lại kết thân bằng quyến thuộc lẫn nhau, gây thành cảnh luân hồi : ’Vô oan trái bất thành phu phụ’.
Chính vì vậy, đối với các lễ nghi người đã mất, gia đình người thân phải làm chu đáo, đúng cách để giúp oan hồn người mất nhẹ nhàng siêu thoát. Hi vọng bài viết: Cách cúng, văn khấn, bài cúng mở cửa mả giúp các bạn có cách cúng lễ chu đáo.
Trả lời