bài cúng vía đầu năm Archives - Bát Quái https://batquai.org/tags/bai-cung-via-dau-nam Mon, 06 Nov 2023 09:43:44 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.4 Nghi thức và bài cúng vía quan thế âm bồ tát như thế nào ? https://batquai.org/p/nghi-thuc-va-bai-cung-via-quan-bo-tat-nhu-nao.html https://batquai.org/p/nghi-thuc-va-bai-cung-via-quan-bo-tat-nhu-nao.html#respond Thu, 25 Aug 2016 03:01:45 +0000 http://batquai.org/?p=261 Hiện nay, những người theo đạo phật, thờ cúng quan thế âm bồ tát ngày càng đông hơn. Họ mong muốn Phật Bà có thể phù hộ cho gia đình tránh được những xui xẻo, bệnh tật, mang đến sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về […]

Bài viết Nghi thức và bài cúng vía quan thế âm bồ tát như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Hiện nay, những người theo đạo phật, thờ cúng quan thế âm bồ tát ngày càng đông hơn. Họ mong muốn Phật Bà có thể phù hộ cho gia đình tránh được những xui xẻo, bệnh tật, mang đến sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về nghi thức cũng như bài cúng như thế nào cho đúng lễ nghi, hiểu rõ được khó khăn của mọi người, bài viết: Nghi thức và bài cúng vía quan thế âm bồ tát như thế nào dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

47_1233326332

Quan thế âm bồ tát có nguồn gốc từ đâu?

Quan Âm , nguyên là Quán Thế Âm nhưng do tránh chữ Thế trong tên nhà vua Đường là Lý Thế Dân nên gọi là Quan Âm hoặc Quán Âm, là tên của Bồ Tát Quán Thế Âm  tại Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước lân cận.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà (sa. amitābha) và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán. Tại Trung Hoa và Việt Nam, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân.

Trong thần thoại, văn học bác học (như tác phẩm Tây Du Ký của Trung Hoa), văn học dân gian, hay trong kinh sách nhà Phật (ví dụ phẩm Phổ môn), thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa – giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác – cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm.

Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để “nhìn” thấy hình ảnh, dùng mắt để “nghe” thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn “nhìn thấy” tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.

Lễ cúng và văn khấn quan thế âm bồ tát

Lễ cúng:
– Theo phong tục cổ truyền khi đến Chùa nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm.
– Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát.

Văn khấn:
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ (chúng) con là: …………………
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng.

Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !

Hạ lễ:
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Cách bày trí bàn thờ Phật bà Quan Âm tại gia

Không phải vì vậy mà ai cũng biết cách thỉnh tượng Phật Bà Quan Âm sao cho đúng nghi lễ, vì vậy để giúp các gia chủ đang có ý định thỉnh tượng Phật bà về thờ tại gia có thêm kinh nghiệm hữu ích dành cho mình chúng tôi xin chia sẻ một số điều sau:

+ Tối kị đặt tượng Quan Âm cùng các tượng thần khác. Thực tế hiện nay rất nhiều gia đình, cửa hàng hoặc nhà hàng đặt tượng Quan Âm cùng các tượng khác như Quan đế, Thổ địa. Như vậy rất không tốt và không gặp may mắn.
+ Sở dĩ như vậy, vì nếu trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống thờ Quan Âm sẽ không thích hợp bởi Quan Âm vốn thanh tịnh, tinh khiết và ăn chay. Khi dâng đồ cúng Quan Âm thường chỉ cần hoa tươi và hoa quả, không được cúng đồ mặn.
+ Đối với hướng đặt tượng Quan Âm thì phải tránh tuyệt đối không được quay tượng Quan Âm vào các hướng, đó là: nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ, bàn ăn. Bởi những hướng này thường không được thanh tịnh.

Thờ cúng quan thế âm bồ tát là một nghi thức văn hóa tốt đẹp, đây không phải là mê tín dị đoan, chính vì vậy mà người theo Phật tin tưởng, tâm hướng phật hi vọng quan thế âm luôn phù hộ cho mình và gia đình được bình an, ấm no hạnh phúc. Hi vọng bài viết: Nghi thức và bài cúng vía quan thế âm bồ tát như thế nào ? mang đến những kiến thức hữu ích, giúp bạn giải đáp được thắc mắc.

Bài viết Nghi thức và bài cúng vía quan thế âm bồ tát như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/nghi-thuc-va-bai-cung-via-quan-bo-tat-nhu-nao.html/feed 0