cúng giao thừa Archives - Bát Quái https://batquai.org/tags/cung-giao-thua Mon, 06 Nov 2023 09:39:39 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.4 Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? https://batquai.org/p/mam-le-cung-giao-thua-bao-gom-co-nhung-gi.html https://batquai.org/p/mam-le-cung-giao-thua-bao-gom-co-nhung-gi.html#respond Sun, 01 Jan 2017 03:05:23 +0000 http://batquai.org/?p=431 Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? là thắc mắc của những gia đình trẻ hiên nay thắc mắc, khi những nghi thức này dần dà mất đi vì xã hội ngày càng hiện đại. Và để giúp họ có thể chuẩn bị được những mân cúng tươm tất tiễn năm cũ […]

Bài viết Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? là thắc mắc của những gia đình trẻ hiên nay thắc mắc, khi những nghi thức này dần dà mất đi vì xã hội ngày càng hiện đại. Và để giúp họ có thể chuẩn bị được những mân cúng tươm tất tiễn năm cũ và chào đón một năm mới may mắn và sung túc, bài viết hôm nay sẽ trình bày cặn kẽ giúp bạn những lễ vật mà mình cần chuẩn bị.

man-cung-giao-thua-gom-nhung-gi

Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì?

  • Thông thường, mân cũng vào đêm giao thừa sẽ bao gồm những lễ vật như: 1 chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Đồng thời, tùy theo phong tục của từng gia đình, từng nơi, mà có thể bày biện mân cũng mặn hoặc mân cũng chay.
  • Đến thời khắc trừ tích, khi thời gian đã cán đính theo đúng giờ lành, thí tất cả thành viên trong gia đình và đặc biệt là người chủ trì sẽ ra khấu lễ, mỗi thành viên kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.
  • Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
  • Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam, cũng gioa thừa chính là thục tục để nghênh đón vị thần mới và tiễn đưa vị thần cũ, nên những vị thần này rất vội vã, vì vậy mân cũng phải được bày biện ở ngoài trời và trước cửa chính của mỗi nhà.
  • Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại.  Nên mân cúng phải được bày biện một cách tươm tất để có thể thể hiện tấm lòng thành kính của mình với vị thầnđã cai quản nhân gian trong một năm qua và đón chảm một vị thần mới đến cai quản thời gian sắp tới đây. Vì vậy, mân cũng thời được đặt ở ngoài trời để giúp các vị thần có thể dùng một ít trước khi trở về thiên đình.
  • Về bày biện, thì thường đặt bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.
  • Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà, lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.
  • Đối với mân lễ thì thông thường bao gồm những món ăn mặn được dùng trong ngày Tết được chế biến tinh tế, khéo léo bao gồm: bánh chưng; giò-chả; xôi gấc; thịt gà; xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Bên cạnh mân cũng mặn, thì bạn có thể bày biện thêm mân cúng ngọt, chay gồm: hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.
  • Khi tiến hành cũng giao thừa, thì tất cả mọi người trong gia đình phải tiền hành đứng thật nghiêm trang trước bàn thờ để khấn tổ tiên, để họ có thể phù hộ năm mới khỏe mạnh, an khang và tịnh vương trong suốt năm mới. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.

Mân cũng giao thừa của từng vùng

Tùy theo mỗi phong tục của từng vùng miền, mà mân cũng gioa thừa cũng có những đổi khác với nhau. Cụ thể như sau:

  1. Đối với miền Bắc với mâm cỗ thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Các bát gồm móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc; Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 hoặc gà cúng tất niên.
  2. Đối với miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…
  3. Đối với miền Nam, cỗ tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nón, và những món xuất hiện trong mân cũng giao thừa nơi đây gồm có: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.

Với những chia sẻ cụ thể mà bài viết trên đây mang lại, thì chắc chắn vấn đề mà bạn đang thắc mắc: Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? đã nhanh chóng được tháo gỡ rồi đấy nhé.

Bài viết Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/mam-le-cung-giao-thua-bao-gom-co-nhung-gi.html/feed 0
Tư vấn thủ tục cúng trong đêm giao thừa nên biết https://batquai.org/p/tu-van-thu-tuc-cung-trong-dem-giao-thua-nen-biet.html https://batquai.org/p/tu-van-thu-tuc-cung-trong-dem-giao-thua-nen-biet.html#respond Sun, 01 Jan 2017 02:45:27 +0000 http://batquai.org/?p=428 Giao thừa – Khoảng khắc thiêng liêng của đất trời của việc chuyển giao ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Nếu tất cả chúng ta đều mong muốn gác lại những chuyện không vui, không may mắn, để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Chính vì […]

Bài viết Tư vấn thủ tục cúng trong đêm giao thừa nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Giao thừa – Khoảng khắc thiêng liêng của đất trời của việc chuyển giao ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Nếu tất cả chúng ta đều mong muốn gác lại những chuyện không vui, không may mắn, để chào đón một năm mới tốt đẹp hơn. Chính vì vậy, lễ cúng giao thừa trở nên đặc biệt quan trọng và linh thiêng hơn bao giờ hết. Và để giúp mọi gia đình hoàn thành nghi thức này một cách hoàn hảo, bài viết chúng tôi sẽ trình bày sau đây có nội dung: Tư vấn thủ tục cúng trong đêm giao thừa nên biết. 

thu-tuc-cung-giao-thua-can-biet

Trong lễ giao thừa cần cũng nhưng ai?

  • Theo quan niệm xưa kia của ông cha ta, thì hằng năm đều có một ông hành phụ trách tất cả những việc dưới trần gian. Và hết năm sẽ tiến hành bàn giao cho một vị thần khác, nên việc cúng gia thừa sẽ tiến hành tiễn đưa ông cũ và chào đón ông mới.
  • Chính vì vậy, lễ giao thừa thường được tiến hành cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
  • Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Nguyên nhân là bởi, công việc bàn giao của vị thần cũ cũng như việc tiếp quản của ông mới vô cùng nhanh chóng và khẩn cấp, cho nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.

Chuẩn bị lễ cúng giao thừa

Dưới đây là những lưu ý cho những gia đình đang thắc mắc mình cần phải chuẩn bị những lễ cũng giao thừa nào là hợp lý:

  1. Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia.
  2. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời.
  3. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
  4. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
  5. Tuy nhiên, trong văn hóa truyền thống của người Việt, người ta vẫn dùng gà trống để cúng. Bởi trong quan niệm của người việc trước kia, gà trống chính là biểu tượng của ngũ đức: Văn, võ, dũng, nhân, tín.
  6. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt Trời.
  7. Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.
  8. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.

Tại sao cúng giao thừa ngoài trời?

  • Giao thừa luôn là giây phút quan trọng và thiêng liêng nhất. Thoe quan niệm của ông cha ta trước kia thì mỗi năm thiên đình lại thay một vị thần có chức trách cai quản tất cả những công việc dưới trần thế. Vì vậy, cứ năm nào, triều đình cắt cử vị quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật… Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
  • Chính vì vậy, đến giao thừa là thời điểm tiễn đưa vị thần cũ, và đón tiếp vị thần mới nên sẽ tiến hành cúng giao thừa, đồng thời những vị thần này rất gấp gáp nên mân cũng sẽ được tiến hành ngoài trời để giúp họ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà…

Lễ cúng Thổ Công

Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Mân cũng sẽ tương tự như mân cũng mà bạn đã chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa.

Những tục lệ trong đêm trừ tịch

Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.

  1. Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
  2. Kén hướng xuất hành: Để có thể gặp được nhiều may mắn trong năm mới, thì người Việt sẽ tiến hành lựa chọn giờ đẹp, hướng xuất hành và thực hiện theo đúng những yếu tố này.
  3. Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về, ý nghãi của việc này chính là lấy những lộc của Đất Trời và các vị thần linh ban tặng. Sau khi hái về, thì hãy đem cành lộ cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
  4. Xông nhà: Thường người ta kén một người “dễ vía” trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự “xông nhà” cho gia đình mình, ý nghĩa của việc này chĩnh là mong muốn mang đến những điều tốt đẹp về cho ngôi gia của mình. Nếu  trường hợp gia đình bạn không có một ai đến xông nhà thì bạn phải tiến hành nhờ cậy những người khác có vía tốt để đến xông nhà vào ngày mồng một tết, để có thể đón được những may mắn trong năm mới.

Với những thông tin mà bài viết: Tư vấn thủ tục cúng trong đêm giao thừa nên biết trên đây trình bày, thình chắc chắn bạn sẽ có mọt nghi thức thờ cũng trọn vẹn và đạt được những may mắn trong năm mới.

Bài viết Tư vấn thủ tục cúng trong đêm giao thừa nên biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/tu-van-thu-tuc-cung-trong-dem-giao-thua-nen-biet.html/feed 0