cúng ông công ông táo vào ngày 22 có được không Archives - Bát Quái https://batquai.org/tags/cung-ong-cong-ong-tao-vao-ngay-22-co-duoc-khong Mon, 06 Nov 2023 09:37:55 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.4 Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào ? https://batquai.org/p/sam-le-cung-ong-cong-ong-tao-nhu-nao-ngay-nao.html https://batquai.org/p/sam-le-cung-ong-cong-ong-tao-nhu-nao-ngay-nao.html#respond Sun, 01 Jan 2017 03:25:17 +0000 http://batquai.org/?p=434 Theo phong tục và quan niệm của người Việt, Ông công Ông táo chính là vị thần quyết định họa phúc của mỗi gia đình. Chính vì vậy, việc tiến hành lễ tiễn đưa vị thần này vào những ngày giáp tết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, có rất nhiều […]

Bài viết Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Theo phong tục và quan niệm của người Việt, Ông công Ông táo chính là vị thần quyết định họa phúc của mỗi gia đình. Chính vì vậy, việc tiến hành lễ tiễn đưa vị thần này vào những ngày giáp tết đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, có rất nhiều người vẫn mãi thắc mắc rằng: Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào?

sam-le-cung-ong-cong-ong-tao-can-nhung-gi

Lập bàn thờ ông Táo

  • Theo quan niệm của người Việt, việc các thành viên trong gia đình có được khỏe mạnh và gặp những điều may mắn hay không là việc nhìn vào sự thờ cũng những vị thần tại gia như thế nào, có được tươm tất hay không. Trong đó, Thổ công là vị thần trông coi cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được để quấy nhiễu gia đình.
  • Chính vì vậy, những gia đình tin về Thần đạo luôn có bàn thời thổ công trong ngôi gia, đồng thời những gia đình thuộc ngành thứ không có bổn phận cúng giỗ, trong nhà không có bàn thờ tổ tiên nhưng vẫn phải có bàn thờ Thổ công. Thông thường bàn thờ của ông công ông táo được bố trí trên các gian mé so với bàn thờ tổ tiên. Hoặc bạn có tểh để bàn thờ ông táo ở gian giữ nhà khi không có bàn thờ tổ tiên.
  • Thông thường, bàn thờ ông công ông táo được bày trí vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần đặt một hương án (tức là cái bàn thờ) kê liền với tường sau, trên hương án bày thêm kệ nhỏ hoặc ba ly rượu. Đằng sau chiếc bàn thờ nhỏ này là bài vị Thổ công được kê cao, có khi gia chủ không đặt bài vị thì dùng 3 cỗ mũ. Các mũ này gồm 1 mũ đàn bà ở giữa và hai mũ đàn ông ở hai bên. Mũ đàn ông thì có cánh chuồn còn mũ đàn bà thì không có cánh chuồn. Cũng có khi vì bàn thờ hẹp thì gia chủ chỉ đặt một mũ. Ở phía trước cái kệ nhỏ đặt bát hương hoặc đỉnh trầm. Hai bên bát hương là đôi nến hoặc cây đèn dầu. Cũng có thể đặt đôi ống hương.

Đặc biệt, bàn thờ ông công ông táo không phải là thờ một vị thần mà chính là thời cũng với 3 vị thần có danh hiệu khác nhau và mỗi vị thần có nhiệm vụ cai quản riêng của mình. Cụ thể:

  • Thổ công trông coi việc bếp núc
  • Thổ địa trông coi việc trong nhà
  • Thổ kỳ trông nom việc chợ búa cho phụ nữ hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Chính vì vậy, bài vị của từng vị thần phải được bài trí như sau:

  • Bản gia đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.
  • Bản gia Thổ Địa Long mạch tôn thần.
  • Bản gia Ngũ phương ngũ thể phúc đức chính thần.

Sắm lễ cúng ông công ông táo ngày nào ?

  1. Theo quan niệm từ xưa truyền lại, mỗi gia đình có riêng một Thổ công.
  2. Vị Thổ công này mỗi năm đều được thay thế vào ngày 23 tháng Chạp.
  3. Ngày này ở Việt Nam gọi là ngày ông Táo chầu trời hoặc là ngày Tết ông Công ông Táo.
  4. Trong ngày này, các gia đình làm cỗ cúng rồi đốt bài vị cũ thay bài vị mới.

Sửa lễ để cúng ông Táo

  • Thổ công tức Táo quân là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng ông Công ông Táo quan trọng nhất là Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp. Trong lễ này, sau khi cúng xong, ông Táo lên chầu Thượng đế để báo cáo những điều tai nghe mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được
  • Trước đây, để chuẩn bị cho ông công táo về thiên đình bao cáo một cách thuận lợi, thì các gia đình sẽ tiến hành đốt vàng mã, mũ áo, hia của năm trước và phóng sinh một con cá chép để làm “ngựa” cho ông Táo cưỡi. Bởi quan niệm trước đây cho rằng khi cúng, cá sống cùng tro của vàng mũ áo giấy được đổ ra ao hồ sẽ được ông công ông táo nhận tận tay. Đồng thời, cá chép khi phóng sinh sẽ hóa rồng để đưa ông Công lên trời. Còn thời nay, nhiều gia đình thường không thờ mũ áo cả năm mà đến dịp Tết ông Táo mới mua và sau khi cúng xong cũng hóa ngay.
  • Vì vậy, những vật lễ mà bạn cần chuẩn bị khi cũng ông công ông táo chính là trước hết phải mua mũ, áo, hia. Mũ Thổ công phải có 3 chiếc gồm 1 chiếc đàn bà và 2 chiếc đàn ông. Mũ đàn ông có cánh chuồn còn mũ đàn bà không có. Màu sắc của mũ thì tùy theo nạp âm ngũ hành của năm mà chọn. Chẳng hạn năm mang hành mộc thì chọn màu xanh, hành kim màu trắng, hành hỏa màu đỏ, hành thổ màu vàng và hành thủy màu đen. Như năm Bính Thân 2016 là thuộc hành hỏa thì mũ cho ông Táo sẽ là mũ màu đỏ. Kèm theo mũ là quần áo, hia và 100 nén vàng. Bên cạnh đó, ở một vài nơi họ còn đốt ngựa vàng mã để biếu ông công ông táo. Sau mũ áo, một vật phổ biến nữa phải có là con cá chép sống thả trong chậu nước để sau cuộc lễ sẽ phóng sinh ra ao hồ.
  • Về nâm cũng ông công ông táo, thì các gia định có thể bày biện cỗ mặn hoặc cỗ chay đều được. Nếu bày cỗ chay, thì những lễ vật bao gồm là giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả.  Còn về lễ mặn thì lễ cũng có thể bày biện giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên, các gia đình nên lưu ý có một vài loại thịt cần phải kiêng cử như: Vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó.

Sau khi tham khảo những chia sẻ mà chúng tôi vừa trình bày trên đây, thì câu hỏi: Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào? của bạn đã có được câu trả lời ưng ý rồi nhé.

Bài viết Sắm lễ cúng ông công ông táo như thế nào, ngày nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/sam-le-cung-ong-cong-ong-tao-nhu-nao-ngay-nao.html/feed 0