đi đám tang như thế nào Archives - Bát Quái https://batquai.org/tags/di-dam-tang-nhu-the-nao Mon, 06 Nov 2023 09:34:51 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.4 Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ? https://batquai.org/p/di-vieng-dam-tang-nhu-nao-vai-lay-may-lan.html https://batquai.org/p/di-vieng-dam-tang-nhu-nao-vai-lay-may-lan.html#respond Mon, 02 Jan 2017 13:13:13 +0000 http://batquai.org/?p=461 Mỗi khi tham gia vào một đám tang để đưa tiễn một người nào đó, bạn thường thắc mắc rằng: Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần? bởi điều này phải thật sử tỷ mẫn, không được khinh xuất với những người đã tạ thế. Hiểu được điều này, bài viết của […]

Bài viết Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Mỗi khi tham gia vào một đám tang để đưa tiễn một người nào đó, bạn thường thắc mắc rằng: Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần? bởi điều này phải thật sử tỷ mẫn, không được khinh xuất với những người đã tạ thế. Hiểu được điều này, bài viết của chúng tôi ngày hôm nay, sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

di-vieng-dam-tang-the-nao

Những lưu ý về thế lạy đúng

Lạy – hành đọng thể hiện sự tôn kính, chân thành với tất cả những tôn kính của bạn về cả tâm hồn lẫn thể xác đối với những người đã khuất. Ở Việt Nam, lạy được chia thành hai thế là thế lạy của đàn bà và thế lạy của đàn ông. Cụ thể.

Lạy đàn ông

  • Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục.
  • Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ý-Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Thế lạy của đàn bà

  • Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt.
  • Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay.
  • Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.

Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần?

  • Đối với hành đồng vái thì được áp dụng cho thế đứng và đặc biệt là mỗi dịp cúng lễ ngoài trời.
  • Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
  • Thông thường, theo quan niệm trước đây của ông cha ta thì Lạy có 3 kiểu: lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn Vái (còn gọi là bái) thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế).
  • Ớ nước ta, hành động Vái lạy không đơn thuần là nghi thức thực hiện ở những đám tang, hay trong những những ngày cúng kiến, lễ chùa chiền…mà hành đồng này còn dùng cho cả những người đang còn sống. Ngày xưa ở miền Bắc (thời phong kiến) khi con dâu mới về nhà chồng đều phải lạy (còn gọi là “lễ”) cha mẹ chồng. Hoặc khi làm lễ mừng thọ thì cũng có chuyện người sống lạy người sống đó thôi.
  • Thông thường tùy vào trường hợp, mà bạn thực hiện số lần lạy tương ứng. Cụ thể đối với cho người còn sống, thì sẽ lạy 2 lạy, với lạy 3 lạy dành cho lạy Phật, lạy thần thánh (ví dụ khi cúng đất đai)và lạy 4 lạy để lạy vong (hồn người chết).
  • Đối với trường hợp, bạn tham gia đưa tiễn người vừa mất trong đám tang thì chỉ đi viếng, khi đã tiến hành liệm thì mới tiến hành chuyện vái lạy.
  • Về thông lệ khi tham gia đám tang thì khi người quá cố còn đó (dù đã liệm trong quan tài) thì vẫn được xem như người còn sống nên để lạy đúng thì chỉ LẠY 2 lạy (và vái 2 vái). Với những gia đình có bày bàn thờ phất trước di ảnh của người quá cố thì tiến hành lạy bàn thờ Phật 3 lạy (và 2 vái), sau đó lạy trước bàn hương án có di ảnh người quá cố 2 lạy (như lạy người sống). Nếu khi đến thắp hương cho người quá cố (đã được an táng rồi) thì lại lạy 4 lạy (và vái 3 vái).
  • Việc đại diện gia đình (con, chồng/vợ, anh chị em… của người quá cố) lạy đáp lễ (lạy trả) người đi đám tang chỉ thực hiện khi quan tài người quá cố còn đang quàng tại nơi làm lễ (gia đình, nhà tang lễ…) chứ không thực hiện khi đã an táng xong người quá cố. Việc đáp lễ tức là thay mặt người quá cố đáp trả lễ của người đến viếng. Chính vì vậy, với những người tham gia đám tang khi đi viếng thì số lần lạy trước đây bao nhiêu thì lạy đáp trả bất nhiêu, với ý nghĩa rằng bạn đang đáp lễ một cách đủ đầy.

Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, đã giúp cho cho bạn tháo gỡ được thắc mắc: Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần? 

Bài viết Đi viếng đám tang như thế nào, vái lạy mấy lần ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/di-vieng-dam-tang-nhu-nao-vai-lay-may-lan.html/feed 0