sớ cúng giỗ Archives - Bát Quái https://batquai.org/tags/so-cung-gio Mon, 06 Nov 2023 09:50:46 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.3.4 Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào https://batquai.org/p/bai-van-khan-cung-gio-cha-ong-ba-noi-ngoai-nhu-nao.html https://batquai.org/p/bai-van-khan-cung-gio-cha-ong-ba-noi-ngoai-nhu-nao.html#respond Tue, 27 Dec 2016 04:29:03 +0000 http://batquai.org/?p=402 Cúng giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến giờ, nhằm tưởng nhớ lại người đã mất.  Để chuẩn bị buổi cúng giỗ diễn ra tốt đẹp, người thân trong nhà phải chuẩn bị đầy đủ các nghi thức cúng, mâm cúng giỗ và đặc biệt là bài […]

Bài viết Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Cúng giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến giờ, nhằm tưởng nhớ lại người đã mất.  Để chuẩn bị buổi cúng giỗ diễn ra tốt đẹp, người thân trong nhà phải chuẩn bị đầy đủ các nghi thức cúng, mâm cúng giỗ và đặc biệt là bài văn khấn cúng giỗ. Vậy Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà  nội ngoại như thế nào?

alotin-vn_1404224284_4533ec3e1088b9822888b5ba0d29e394

Ý nghĩa của việc cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại

Việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành quốc đạo, có người đề cao là “Đạo Ông Bà”, được xã hội coi như là một tiêu chuẩn quan trọng của nề nếp gia phong, là hành vi hợp đạo đức truyền thống. Vì nó bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu luôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên ông bà và đấng sanh thành, cơ sở gắn bó mảnh đất quê hương, yêu thương bà con dòng họ, làng xóm, là đầu mối của tình yêu tổ quốc, đồng bào.

Thờ cúng tổ tiên còn bắt nguồn từ quan niệm “dương sao âm vậy” và con người có linh hồn “thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên đã thác nơi suối vàng nhưng linh hồn vẫn luôn quây quần bên con cháu, thường xuyên thăm nom, phù hộ con cháu lúc khó khăn, tức linh hồn người chết có mối quan hệ, có tác động đến đời sống tinh thần người sống.

Nhiều gia đình còn đặt lọ hài cốt cha mẹ,ông bà nội ngoại trên bàn thờ trong nhà, hoặc xây mộ người quá cố ngay trong vườn nhà để ông bà cha mẹ vẫn được ở gần gũi với con cháu, con cháu cũng tiện việc chăm nom, nhang khói. Nhờ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, con cháu luôn ăn ở phải đạo, gìn giữ gia phong, không dám làm điều sai quấy (tức không phạm luật: luật nhà, luật nước) mà phụ lòng tổ tiên, cha mẹ, ông bà.

Mâm cũng đám giỗ cha mẹ, ông bà cần những gì?

Ngày xưa nước ta trong giai đoạn đất nước trong thời bao cấp, kinh tế còn khó khăn trăm bề, nhưng tới ngày đám giỗ thật đong đầy tình cảm. Đồ cúng giỗ thời đó không cao sang. Bà con, hàng xóm đem đến mỗi người một ít những gì trong nhà mình có, người nhiều thì con gà, con vịt, người ít thì chục trứng, vài ba lon nếp, xách bánh khô, chai rượu hay nải chuối, chỉ giản đơn vậy nhưng thật vui vẻ và sum vầy.

Ngày nay kinh tế cũng khấm kha hơn, có điều kiện tiền bạc để sắm những lễ vật hoành tráng hơn. Nhưng cuộc sống bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị, có người thì lại không biết chuẩn bị đồ cúng giỗ ra sao để đầy đủ ý nghĩa làm vui lòng người khuất.

Đồ cúng giỗ là mâm mặn, gồm những vật phẩm sau:
1. một con gà luộc
2. một miếng thịt heo luộc
3. 8 đĩa xôi
4. 8 chén cơm
5. một mâm ngủ quả
6. một bình hoa tươi
7. một bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất
8. trầu tem cách phượng,
9. cau tươi
10. trà
11. thuốc
12. rượu

Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà  nội ngoại như thế nào?

Nội dung bài văn khấn giỗ đầu chi tiết như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……..………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)
Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Nội dung bài văn khấn giỗ thường:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Hi vọng với bài viết: Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà  nội ngoại như thế nào mang đến nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có được buổi cúng đám giỗ diễn ra tốt đẹp.

Bài viết Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/bai-van-khan-cung-gio-cha-ong-ba-noi-ngoai-nhu-nao.html/feed 0
Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, bài cúng như thế nào ? https://batquai.org/p/mam-com-cung-gio-gom-nhung-gi-bai-cung-nhu-nao.html https://batquai.org/p/mam-com-cung-gio-gom-nhung-gi-bai-cung-nhu-nao.html#respond Thu, 25 Aug 2016 01:55:06 +0000 http://batquai.org/?p=256 Cúng đám giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến nay, nhằm tưởng nhớ đến người đã mất. Ngày giỗ thường được tính đúng vào ngày mất Âm Lịch, thông thường có 3 ngày giỗ chính đó là giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường. Mỗi cúng giỗ […]

Bài viết Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, bài cúng như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Cúng đám giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến nay, nhằm tưởng nhớ đến người đã mất. Ngày giỗ thường được tính đúng vào ngày mất Âm Lịch, thông thường có 3 ngày giỗ chính đó là giỗ đầu, giỗ hết và giỗ thường. Mỗi cúng giỗ đều có những điểm khác biệt riêng từ bài văn cúng khấn, đến mâm cổ dân lên ông bà cũng khác nhau. Vậy Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, bài cúng như thế nào?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ý nghĩa việc cúng giỗ

Từ xưa đến nay, phong tục cúng giỗ là một phong tục quan trọng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày cúng giỗ là ngày thể hiện tấm lòng thương xót, tưởng nhớ của người sống đến người đã mất, thể hiện lòng hiếu đạo của con cháu đến tổ tiên.

Đồng thời, đây là dịp để con cháu tụ tập, sum vầy bên nhau,giúp gắn kết tình cảm của các thành viên trong cùng một gia đình, dòng họ, đôi khi trong cùng nghề.Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

1/ Giỗ đầu
Giỗ Đầu gọi là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥), là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

2/ Giỗ hết
Giỗ Hết gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥), là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

3/ Giỗ thường
Giỗ Thường còn gọi là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉忌), là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi. Cát kỵ nghĩa là Giỗ lành. Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như hai lễ Tiểu Tường và Đại Tường. Ngày giỗ thường được duy trì đến hết năm đời. Đến sau năm đời, vong linh người quá cố được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp trở lại nên không cần thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế.

Mâm cơm cúng giỗ cần những gì?

1/ Mâm cúng giỗ ở miền Nam
Dịp cúng giỗ tổ tiên, chẳng ai hiểu rõ ông bà thời xa xưa khi vào Nam thích ăn món gì, chế biến các vật tư ra sao, nhưng tùy hoàn cảnh mà có bốn món : Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho. Nên hiểu không phải là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố nhưng là cho tổ tiên đời ông cố của gia chủ, hiểu ngầm rằng những bà con xa gần thời xa xưa cũng được tham dự, vì vậy, nếu cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ (giữa, bên trái, bên mặt), hoặc 1 bàn thờ, thì thức ăn phải giống nhau.

Món kho thường là thịt heo, cá lóc, kho với nước dừa để gợi phong vị miền Nam.
Món thịt luộc là thịt ba chỉ, xắt mỏng.
Món hầm, tức là thịt heo hầm, thường là giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, loại măng ngon nhất của Nam Bộ (gợi tích ông Mạnh Tông trong nhị thập tứ hiếu).
Xào là món thịt bị câu thúc về hình thức: xào chua, xào mặn, với rau cải đồ lòng, hoặc tôm, gần như tuyệt đối không dùng thịt rừng.

2/ Mâm cúng giỗ ở miền Trung
Người miền Trung nổi tiếng cầu kỳ trong các món ăn, nhất là Huế có sự ảnh hưởng lớn từ cung đình Huế từ các triều đại xưa. Do đó món ăn cũng có phần cầu kỳ không kém khi làm mâm cúng giỗ. Các món cúng sẽ được phân ra làm 04 loại là: món xào, món canh, món ăn từ thịt, món từ tôm cá:

Thịt vịt luộc chấm nước mắm gừng
Thịt gà bóp với rau răm tiêu muối
Thịt heo luộc với mắm tôm, kèm với rau sống, vã xắt lát
Thịt heo quay
Thịt gà ru ty
Thịt bò nướng
Thịt heo kho rim
Thịt heo kho nước với sã và đậu phụng
Bánh tráng ram ( người Nam gọi là chả giò, loại bánh trán cuốn thịt băm rồi chiên dầu ăn cho vàng)
Nem chả
Cá chiên khúc
Cá thu hay cá to chặt khúc kho nước
Tôm rim hay tôm rang
Vã trộn với tôm,
Canh ổ khoa nhồi thịt
Canh bún nổi giò heo hay nấu với lòng gà, vịt
Canh củ hầm thịt bò
Thường là món củ hay légume xào với thịt heo nạc, có khi thịt bò hay tôm
Đậu cô ve, Su
Xà lách bóp thịt bò với dầu dấm
Đậu trắng, Khoai tây chiên
Món khoai Tây, với hành Tây nấu với thịt gà hay bò theo kiểu Ấn Độ gọi là món Ca ry.(người ta thường ăn với bánh mì)

3/ Mâm cúng giỗ ở miền Bắc
Với mâm cỗ giỗ truyền thống miền bắc thì đây gần như là tất cả các món bạn có thể gặp trên hầu hết mâm cỗ ở các gia đình miền bắc từ xưa đến nay:

Cơm trắng, Xôi gấc (ăn kèm với giò, chả)
Xôi vò, chè đường
Một con cua và một quả trứng bày chung trên một đĩa
Bánh dầy đậu
Chả quế
Thịt quay, Bê thui (chấm tương gừng)
Giò lụa hay giò bò thì là, Giò thủ, Giò bì
Thịt kho tầu
Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ
Chả giò cua bể + bún
Gà quay hay gà luộc (chặt miếng, sắp vào một chiếc đĩa sâu, những miếng đẹp và có da thì nằm sát đáy đĩa, rồi úp ngược đĩa gà này vào một chiếc đĩa trảng khác, cho ngon mắt)
Thịt đông, dưa chua (nếu cúng giỗ vào mùa lạnh)
Nem dê (làm bằng thịt bò nhưng gọi là nem dê)
Tôm sú hay tôm càng rim
Tôm thịt xào nấm đông cô, đậu ve, cà rốt, su hào
Lươn om với bắp chuối bào
Nộm măng (+ tôm, thịt, khế thái dọc, mè rang)
Miến xào lòng gà (+ mộc nhĩ)
Món bóng cá nhồi giò sống hay bóng lợn (canh bóng, nấu với rau củ, nấm, mộc nhĩ)
Xà lách búp, cà chua, dưa deo (chấm nước tôm rim)

Bài cúng đám giỗ như thế nào?

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….

Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………

Ngụ tại………………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).

Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………

Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.

Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………

Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).

Mộ phần táng tại…………………………………………………………………

Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.

Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.

Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.

Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Qua bài viết: Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, bài cúng như thế nào ? hi vọng mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích, giúp việc cúng giỗ diễn ra đúng lễ nghi.

Bài viết Mâm cơm cúng giỗ gồm những gì, bài cúng như thế nào ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/mam-com-cung-gio-gom-nhung-gi-bai-cung-nhu-nao.html/feed 0
cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng https://batquai.org/p/cach-cung-gio-ong-ba-cha-van-khan-bai-cung.html https://batquai.org/p/cach-cung-gio-ong-ba-cha-van-khan-bai-cung.html#respond Fri, 08 Jul 2016 02:32:48 +0000 http://batquai.org/?p=128 Cúng giỗ là một phong tục tập quán từ ngàn đời xưa truyền từ thế hệ sang nhiều thế hệ khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhớ đến ngày mất của người đã mất, luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên sinh ra ta.  Vậy bạn đã biết cách […]

Bài viết cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
Cúng giỗ là một phong tục tập quán từ ngàn đời xưa truyền từ thế hệ sang nhiều thế hệ khác. Cúng giỗ ông bà, cha mẹ nhằm giúp con cháu nhớ đến ngày mất của người đã mất, luôn tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên sinh ra ta.  Vậy bạn đã biết cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng như thế nào chưa? Nếu chưa hãy đến ngay bài viết để tìm hiểu rõ hơn nhé!

img_1188

Ý nghĩa việc cúng giỗ

Cúng giỗ là một buổi lễ kỷ niệm ngày người mất qua đời quan trọng của người Việt, được tính theo Âm lịch. Ngày này là ngày để thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót của người đang sống với người đã khuất, thể hiện đạo hiếu đối với Tổ tiên. Nhà giàu thì tổ chức làm giỗ linh đình, mời người thân trong dòng họ, bạn bè gần xa, anh em bằng hữu về dự giỗ. Nhà nghèo thì chỉ cần lưng cơm, đĩa muối, quả trứng, ba nén nhang, một đôi nến và vài món ăn giản dị cúng người mất cũng đã có lòng Thành kính đối với người đã mất. Lòng thủy chung, thương xót người đã khuất chỉ phụ thuộc vào việc con cháu phải nhớ ngày người mất để làm giỗ, không liên quan đến việc làm giỗ lớn hay nhỏ.

Những ngày quan trọng trong cúng giỗ

1. Giỗ đầu: là ngày giỗ đầu tiên sau ngày người mất đúng một năm, nằm trong thời kỳ tang, là một ngày giỗ vẫn còn bi ai, sầu thảm. Thời gian một năm vẫn chưa đủ để làm khuây khỏa những nỗi đau buồn, xót xa tủi hận trong lòng của những người thân. Trong ngày Giỗ Đầu, người ta thường tổ chức trang nghiêm không kém gì so với ngày để tang năm trước, con cháu vẫn mặc đồ tang phục. Lúc tế lễ và khấn Gia tiên, những người thân thiết của người quá cỗ cũng khóc giống như ngày đưa tang ở năm trước. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

2. Giỗ hết: là ngày giỗ sau ngày người mất hai năm, vẫn nằm trong thời kỳ tang. Thời gian hai năm cũng vẫn chưa đủ để hàn gắn những vết thương trong lòng những người còn sống. Trong lễ này, người ta vẫn tổ chức trang nghiêm. Lúc tế lễ người được giỗ và Gia tiên, con cháu vẫn mặc đồ tang phục và vẫn khóc giống như Giỗ Đầu và ngày đưa tang, vẫn bi ai sầu thảm chẳng kém gì Giỗ Đầu. Nhà có điều kiện thì có thể thuê cả đội kèn trống nữa.

3. Giỗ thường: là ngày giỗ sau ngày người mất từ ba năm trở đi.Trong lễ giỗ này, con cháu chỉ mặc đồ thường phục, không khóc như ngày đưa ma nữa, không còn cảnh bi ai, sầu thảm, là dịp để con cháu người quá cố sum họp để tưởng nhớ người đã khuất và diện mời khách không còn rộng rãi như 2 giỗ trước.

Bài văn khấn giỗ ông bà, cha mẹ

Nội dung bài văn khấn giỗ đầu chi tiết như sau:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……..………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)
Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Nội dung bài văn khấn giỗ thường:

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!

Trên đây là cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng hi vọng giúp mọi người hiểu rõ hơn về lễ nghi này, để cúng đám giỗ ông bà, cha mẹ sao cho phù hợp, đúng cách.

Bài viết cách cúng giỗ ông bà, cha mẹ – Văn khấn, bài cúng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Bát Quái.

]]>
https://batquai.org/p/cach-cung-gio-ong-ba-cha-van-khan-bai-cung.html/feed 0