Thờ cúng tổ tiên, cúng người đã mất là một phong tục, nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đặc biệt, thờ cúng 100 ngày người mới mất mang lại nhiều ý nghĩa, không chỉ giúp người mất được an nghỉ mà còn thể hiện lòng thành kín, hiếu đạo đến người mất. Nhưng bạn có biết, Lễ cúng 100 ngày như thế nào, cần những gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng đón xem bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Những ngày quan trọng của người đã mất
1. Lễ phát dẫn (Lễ đưa tang): là ngày đưa tang
2. Lễ an táng: giờ hạ huyệt
3. Lễ 3 ngày
4. Lễ 49 ngày
5. Lễ 100 ngày
6. Giỗ đầu: sau ngày giỗ đúng 1 năm
7. Giỗ hết: ngày giỗ sau ngày người mất 2 năm
8. Giỗ thường: là ngày giỗ sau 3 năm trở lên
Lễ cúng 100 ngày cần
Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ lễ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.
Vì vậy, gia đình cần phải cúng 100 ngày để đưa tiễn vong hồn người đã mất có thể về nơi an nghỉ. Giúp linh hồn người mất có thể thoải mái ra đi, không còn vươn vấn trần tục. Từ tuần này trở đi, con cháu người mất sẽ thôi không khóc nữa. Tuần tốt khốc thì con cháu cũng làm lễ để cúng và làm cỗ bàn mời họ hàng thân thuộc. Sau lễ trăm ngày, hằng năm con cháu lấy ngày chết là ngày làm giỗ.
Trước bữa ăn, trong vòng 100 ngày sau mất, người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.
Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.
>> bài viêt: Sắm lễ cúng 49 ngày gồm những gì
Văn khấn lễ tốt khốc 100 ngày cho người quá cố
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):……………………………………………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời: Hiển………………………………………………
Hiển……………………………………………………………..
Hiển………………………………………………………………
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Phong tục, lễ nghi thờ cúng người đã mất là một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt chúng ta, các nghi thức thờ cúng mọi người nên làm đúng theo cách của ông bà để lại. Đối với lễ cúng 100 ngày người mất vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ người mất mà còn giúp linh hồn người mất về được nơi yên nghỉ. Hi vọng bài viết: Lễ cúng 100 ngày như thế nào, cần những gì ? giúp bạn hiểu biết hơn về lễ nghi này.
Trả lời