Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn tôn trọng tín ngưỡng và tôn giáo. Người Việt Nam luôn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo vì vậy trong những gia đình người Việt luôn có phong tục thờ cúng tổ tiên, ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ. Do đó, bàn thờ tổ tiên là nơi mỗi gia đình người Việt coi trọng nhất, tôn kính nhất. Bài viết sau đây sẽ Tìm hiểu về bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam.
Bàn thờ gia tiên trong văn hóa Á Đông
Đối với người Á Đông thì hầu hết trong mỗi một gia đình đều có một bàn thờ thần linh và tổ tiên. Bàn thờ này có thể ở dạng treo trên tường hoặc có thể ở dạng một kệ thờ, một tủ thờ. bàn thờ cũng có thể được bố trí lồng vào trong không gian của một phòng nào đó như phòng sinh hoạt chung, phòng khách, phòng riêng, cá biệt có thể trong phòng ngủ với những nhà có diện tích sử dụng quá nhỏ hẹp. Tuy nhiên, với những nhà có diện tích sử dụng đủ lớn thì đa phần bàn thờ được bố trí trong một không gian riêng gọi là phòng thờ. Vì vậy khi thiết kế kiến trúc cần phải tính đến một không gian hợp lý cho bàn thờ. Cũng như việc bố trí các Tiết Minh khác, bàn thờ cũng được bố trí theo nguyên tắc “Nhất vi, nhị hướng”. Tức là trước tiên phải xem xét vị trí đặt bàn thờ.
Tìm hiểu về bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam
Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa – Thần Tài , bàn thiêng ngoài trời thờ 9 phương Trời , 10 phương Phật , ngoài ra tuỳ gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu , ông Hoàng , bà Chúa , các cô , các cậu hay thờ 5 Ông …
Bàn thờ Thần linh: Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên . Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại . Đằng sau bát nhang có bài vị thờ Thần . Thường chỉ có một chữ Thần hay chữ Thần Tiên Linh ứng. Thần linh ở đây bao gồm : Quan đương Niên hành Khiển hàng năm , Thành Tào Phán Quan , Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần , Tiền hậu Địa chủ Tài Thần , Thần hoàng bản xứ , Thần Hoàng Bản Cảnh , Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa . Ngài định Phúc Táo quân . Ngài Phúc Đức chính Thần . Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Thổ , Long mạch tài Thần . Ngài Bản Gia Táo Quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực …
Bát hương thờ Cửu Huyền Thất Tổ: là nội ngoại tôn thân – Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Không nên chia ra làm bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại . Bát nhang này thờ tất cả các Đời của 4 dòng họ nội ngoại chứ không hẳn chỉ có 9 đời như người ta thường hiểu sai . Thậm chí có nhiều bát hương linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời , thậm chí hàng trăm đời trước . Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân được đặt ở phía tay trái người đứng lễ. Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ . Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông tùy ý , thường là bông có mầu sắc vàng , đỏ …
Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ: Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ , chưa vợ , chưa chồng nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Thông thường trong số đó thường có một vài Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ của một vài đời rất linh thiêng , thường theo phù hộ cho con cháu . Trong những buổi gọi hồn , thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng . bát nhang của Bà Cô – Ông Mãnh Tổ được đặt ở phía bên tay phải người cúng. Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông nhưng ở đây bắt buộc là bông có màu trắng , tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì họ chưa có lập gia đình.
Các vật trưng bày trên bàn thờ gia tiên
1. Bát Hương
Quan trọng nhất của bàn thờ là bát hương. Nó được ví như ngôi nhà để các cụ trong gia đình đi về vậy. Bát hương trên bàn thờ có nhiều cách đặt và thờ khác nhau, nhưng theo cổ lễ thì bát hương trên ban thờ thường ứng với các số lẻ. Bát hương tối kỵ dùng màu vàng thờ gia tiên vì màu vàng là màu hoàng đế chỉ dành thờ quân, thần hoặc các vị thời trước có tước vị trong hoàng tộc. Trong bát hương nên dùng tro sạch đốt từ rơm rạ thơm phủ đầy lòng bát hương. Quan trọng nhất trong bát hương là cốt bát hương: nó gồm một túi giấy nhỏ có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất và những câu thần chú, chỉ ngũ sắc được thầy pháp thụ lý vào và coi như sổ đỏ của người trần giới vậy.
Thứ nữa là đến thần chủ (cũng gọi là bài vị) trong nhà thờ đại tông cũng như nhà thờ tư chi là “bách thế bất dao chi chủ” nghĩa là bất di bất dịch với tính cách vĩnh cửu. Bài vị bao giờ cũng làm bằng gỗ bạch đàn trắng viết chữ lên thì rất dễ trông, lại thơm được coi là tôn quý, thích hợp với việc thờ phụng. Không có gỗ bạch đàn thì dùng gỗ cây đại hay cây táo, mít…ngày nay chẳng hiểu được vì lí do gì những thứ này không đắt không quý mà chẳng bền hơn gỗ mít, gỗ vàng tâm là hai thứ gỗ chuyên dùng làm đồ thờ (tượng Phật, Thần bao giờ cũng tạc bằng gỗ mít, vàng tâm, bền hơn tất cả các thứ gỗ khác để sơn). Tại các nhà thờ tư gia hay các bàn thờ mỗi gia đình ít khi có thờ thần chủ, chỉ những nhà có quan tước khoa bảng, nề nếp hay những nhà hào trưởng giàu có mới thờ thần chủ. Vì theo đúng cổ lễ thì thờ thần chủ phải theo lễ nghi phiền phức: phải làm nhà trạm bên cạnh huyệt, mời quan đến đấy đề chủ trước khi hạ huyệt chôn cất. Tục lệ chuộng việc mời quan to, nhất là có chân khoa bảng, đến đề chủ và một vị quan kém phẩm trật đến phủng chủ, nghĩa là bưng thần chủ đặt lên linh xa. Phải tổ chức đám rước quan cho nghi vệ, xếp đặt nơi hành lễ có quy củ, tiếp đãi quan khách trọng thể, sau khi đã tiễn đưa quan về còn phải đem lễ vật và tiền tạ ơn.
3. Cơi trầu và nậm rượu
Hai bên bát hương là hai chiếc đài lớn để cơi trầu và nậm rượu. Phía ngoài đằng trước để bộ đồ tam sự hay ngũ sự, hay thất sự bằng đồng; tam sự là một cái đỉnh và hai cây cắm nến, ngũ sự thì thêm hai cây để đĩa dầu thắp đèn, thất sự thì thêm một ống hạp hương để đựng trầm với một ống cắm đôi đũa và một dụng cụ đều bằng đồng để đốt trầm. Hai cây đèn bộ đồ thất sự để hai góc trong trên hương án.
4. Giá đèn nến
Giá đèn nến: thường bằng đồng hoặc gỗ, tốt nhất là đồng. Cây vàng khối: là vàng mã có đủ 5 màu dành cho bàn thờ gia tiên nên dùng màu xanh, đỏ, mua về bọc băng dính lại cẩn thận (băng dính trắng để thờ được lâu) và cây đặt bên trái bát hương (tính theo hướng bàn thờ) phải cao hơn cây bên phải vì: Tả Thanh Long – Hữu bạch Hổ – có câu ca rằng: Thà cho Long cao ngàn trượng chứ không để hổ ngẩng cao đầu.
5. Lọ lộc bình
Lọ lộc bình: Thường thờ 1 lọ để cắm hoa vào ngày mùng 1 và rằm, ngày thường để không, nên xưa gọi là Độc bình. Nay người hiện đại mua 2 lọ thờ đối xứng là không đúng, 02 lọ mua chỉ để chơi trong nhà ko được đặt lên ban thờ. Lọ lộc bình thường đặt bên tay trái – hướng đông – theo quan niệm: đông bình tây quả.
6. Khay cốc đựng nước thờ, lọ đựng hương
Khay cốc đựng nước thờ: nước thanh tịnh được thay vào mỗi lần thắp hương: nén nhang chén nước.
Lọ đựng hương: đặt bên phải bàn thờ, làm bằng gốm… Tùy theo kinh tế của gia chủ mà có những vật thờ khác nhau nhưng nhất thiết trên ban thờ phải đảm bảo 05 yếu tố: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Đỉnh đồng, đôi hạc, giá nến đồng, tượng trưng cho Kim. Bàn thờ, ngai hay bài vị tượng trưng cho Mộc. Rượu, chai nước, chén nước thờ tượng trưng cho Thủy. Ngọn đèn dầu hoặc nến thờ trên ban thờ và là hương khi thắp lên tượng trưng cho Hỏa. Còn bát hương làm từ đất sét nung lên, hay sành sứ có nghĩa là Thổ.
Bài viết Tìm hiểu về bàn thờ gia tiên theo phong tục Việt Nam đã giúp bạn đọc tìm hiểu những thông tin về bàn thờ gia tiên của người Việt Nam mà chắc hẳn có nhiều người cũng đang thắc mắc.
Trả lời