Cúng giỗ là một phong tục tập quán của người Việt chúng ta từ xưa đến giờ, nhằm tưởng nhớ lại người đã mất. Để chuẩn bị buổi cúng giỗ diễn ra tốt đẹp, người thân trong nhà phải chuẩn bị đầy đủ các nghi thức cúng, mâm cúng giỗ và đặc biệt là bài văn khấn cúng giỗ. Vậy Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào?
Ý nghĩa của việc cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại
Việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành quốc đạo, có người đề cao là “Đạo Ông Bà”, được xã hội coi như là một tiêu chuẩn quan trọng của nề nếp gia phong, là hành vi hợp đạo đức truyền thống. Vì nó bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của con cháu luôn tưởng nhớ công ơn tổ tiên ông bà và đấng sanh thành, cơ sở gắn bó mảnh đất quê hương, yêu thương bà con dòng họ, làng xóm, là đầu mối của tình yêu tổ quốc, đồng bào.
Thờ cúng tổ tiên còn bắt nguồn từ quan niệm “dương sao âm vậy” và con người có linh hồn “thác là thể phách, hồn là tinh anh”, dù tổ tiên đã thác nơi suối vàng nhưng linh hồn vẫn luôn quây quần bên con cháu, thường xuyên thăm nom, phù hộ con cháu lúc khó khăn, tức linh hồn người chết có mối quan hệ, có tác động đến đời sống tinh thần người sống.
Nhiều gia đình còn đặt lọ hài cốt cha mẹ,ông bà nội ngoại trên bàn thờ trong nhà, hoặc xây mộ người quá cố ngay trong vườn nhà để ông bà cha mẹ vẫn được ở gần gũi với con cháu, con cháu cũng tiện việc chăm nom, nhang khói. Nhờ coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, con cháu luôn ăn ở phải đạo, gìn giữ gia phong, không dám làm điều sai quấy (tức không phạm luật: luật nhà, luật nước) mà phụ lòng tổ tiên, cha mẹ, ông bà.
Mâm cũng đám giỗ cha mẹ, ông bà cần những gì?
Ngày xưa nước ta trong giai đoạn đất nước trong thời bao cấp, kinh tế còn khó khăn trăm bề, nhưng tới ngày đám giỗ thật đong đầy tình cảm. Đồ cúng giỗ thời đó không cao sang. Bà con, hàng xóm đem đến mỗi người một ít những gì trong nhà mình có, người nhiều thì con gà, con vịt, người ít thì chục trứng, vài ba lon nếp, xách bánh khô, chai rượu hay nải chuối, chỉ giản đơn vậy nhưng thật vui vẻ và sum vầy.
Ngày nay kinh tế cũng khấm kha hơn, có điều kiện tiền bạc để sắm những lễ vật hoành tráng hơn. Nhưng cuộc sống bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị, có người thì lại không biết chuẩn bị đồ cúng giỗ ra sao để đầy đủ ý nghĩa làm vui lòng người khuất.
Đồ cúng giỗ là mâm mặn, gồm những vật phẩm sau:
1. một con gà luộc
2. một miếng thịt heo luộc
3. 8 đĩa xôi
4. 8 chén cơm
5. một mâm ngủ quả
6. một bình hoa tươi
7. một bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất
8. trầu tem cách phượng,
9. cau tươi
10. trà
11. thuốc
12. rượu
Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào?
Nội dung bài văn khấn giỗ đầu chi tiết như sau:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ tiên nội ngoại họ…………………………
Tín chủ (chúng) con là:………………………………Tuổi……..………………
Ngụ tại:………………………………………………………………………………
Hôm nay là ngày……………tháng……….năm….…………(Âm lịch).
Chính ngày Giỗ Đầu của………………………………………………………………
Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tấc thành.
Thành khẩn kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày…………. Tháng………………năm…………………(Âm lịch)
Mộ phần táng tại:……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá thúc, Cô Di và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nội dung bài văn khấn giỗ thường:
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ con là…………………………………………………Tuổi…………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm………………………(Âm lịch).
Chính ngày giỗ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. Vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương dãi tỏ tắc thành.
Tâm thành kính mời…………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm………………………………..
Mộ phần táng tại……………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thần Linh, Thổ địa, Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Hi vọng với bài viết: Bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ, ông bà nội ngoại như thế nào mang đến nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có được buổi cúng đám giỗ diễn ra tốt đẹp.
Trả lời