Từ xưa đến nay, người Việt Nam chúng ta thường gọi tháng 7 âm lịch là tháng “cô hồn”. Người xưa quan niệm tháng này là tháng của ma quỷ, chính vì vậy thường gặp nhiều điều xui xẻo, người trong gia đình cần cúng đúng lễ nghi để tránh tai họa. Vậy liệu bạn đã biết Cúng cô hồn như thế nào, vào lúc mấy giờ, ngày nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Tại sao gọi tháng 7 là tháng cô hồn?
Ở Trung Quốc, nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Diêm Vương cho mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Có những nơi, người ta gọi quỷ đói là “anh em tốt”, “thần cửa sau” để lấy lòng những linh hồn quỷ đói này. Hàng năm, người dân Trung Quốc tiến hành cúng cô hồn vào ngày 14/7 Âm lịch.
Ở Việt Nam, cúng cô hồn là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác. Người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi nhưng phần hồn vẫn tồn tại, có người thì được đầu thai khiếp khác hay có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Hàng năm, người Việt cúng cô hồn kéo dài một tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Người dân cũng quan niệm rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đêm lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
Cúng cô hồn ngày nào, giờ nào tốt nhất?
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu – Ba Đình – Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ xa xưa đã coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng của “ma quỷ”. Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng có lễ Vu Lan báo hiếu, gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.
Về tín ngưỡng cúng rằm tháng 7, theo Đại đức Kiên, tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian, trong khoảng thời gian từ mùng 2/7 đến sau 12/7 âm lịch hàng năm.
Cũng theo một vị Đại đức – người từng tham gia nhiều lễ cúng chúng sinh, cúng cô hồn thì ở nhiều nơi, các chùa hay làm lễ vào buổi chiều tối, thậm chí là tối hẳn bởi theo quan niệm dân gian, vào ban ngày, ánh nắng sẽ làm suy yếu, làm bạt các vong hồn và phải đến gần tối thì các vong hồn mới tích tụ lại được. Vì thế, nên cúng cô hồn vào buổi tối hoặc chiều tối thì các cô hồn mới có thể dễ dàng nhận được đồ mà các gia chủ cúng cho.
Cúng cô hồn như thế nào? Cần chuẩn bị những gì?
Cần chuẩn bị:
– Muối gạo (1 đĩa)
– Cháo trắng nấu loãng ( 12 chén nhỏ ), hay là cơm vắt : 3 vắt
– 12 cục đường thẻ
– Quần áo giấy, tiền vàng bạc
– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá)
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc
– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ
Văn khấn cúng cô hồn:
KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH
Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).
Con tên là:…………………..tuổi……………….Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………
Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày , kẻ lớn, người nhỏ , thập loại cô hồn, các Đảng ,âm binh ngoài đường , ngoài xá, hửu danh vô vị, hửu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…
Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, Kỳ an gia trạch, Kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.
Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng. Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.
– Chân ngôn biến thực : ( biến thức ăn cho nhiều )
Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng cô hồn
+ Không đi chơi đêm trong tháng cô hồn
+ Không ăn vụng đồ khi cúng cô hồn
+ Không treo chuông gió ở đầu giường
+ Không phơi quần áo vào ban đêm
+ Không tùy tiện đốt tiền vàng, vàng mã…
+ Không đứng gần cây đa, cây đề
+ Không nhổ lông chân trong tháng cô hồn
+ Không bơi lội trong tháng cô hồn
+ Đến nơi vắng vẻ tuyệt đối không nhìn lại phía sau
+ Kiêng gọi tên nhau khi đi chơi đêm
+ Không được hù dọa người khác
+ Không nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn
+ Không chụp ảnh ban đêm trong tháng cô hồn
+ Không cắm đũa giữa bát cơm
+ Kiêng ở nhà một mình trong phòng
+ Không để mũi dép hướng về phía giường khi ngủ
+ Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ
Hi vọng rằng, với bài viết: Cúng cô hồn như thế nào, vào lúc mấy giờ, ngày nào ? giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn và thời điểm cúng chính xác để tránh được những điều xui xẻo, tai họa trong tháng này.
Trả lời