Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? là thắc mắc của những gia đình trẻ hiên nay thắc mắc, khi những nghi thức này dần dà mất đi vì xã hội ngày càng hiện đại. Và để giúp họ có thể chuẩn bị được những mân cúng tươm tất tiễn năm cũ và chào đón một năm mới may mắn và sung túc, bài viết hôm nay sẽ trình bày cặn kẽ giúp bạn những lễ vật mà mình cần chuẩn bị.
Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì?
- Thông thường, mân cũng vào đêm giao thừa sẽ bao gồm những lễ vật như: 1 chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển. Đồng thời, tùy theo phong tục của từng gia đình, từng nơi, mà có thể bày biện mân cũng mặn hoặc mân cũng chay.
- Đến thời khắc trừ tích, khi thời gian đã cán đính theo đúng giờ lành, thí tất cả thành viên trong gia đình và đặc biệt là người chủ trì sẽ ra khấu lễ, mỗi thành viên kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn.
- Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
- Theo phong tục cổ truyền của Việt Nam, cũng gioa thừa chính là thục tục để nghênh đón vị thần mới và tiễn đưa vị thần cũ, nên những vị thần này rất vội vã, vì vậy mân cũng phải được bày biện ở ngoài trời và trước cửa chính của mỗi nhà.
- Hết một năm, vị Hành khiển cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Nên mân cúng phải được bày biện một cách tươm tất để có thể thể hiện tấm lòng thành kính của mình với vị thầnđã cai quản nhân gian trong một năm qua và đón chảm một vị thần mới đến cai quản thời gian sắp tới đây. Vì vậy, mân cũng thời được đặt ở ngoài trời để giúp các vị thần có thể dùng một ít trước khi trở về thiên đình.
- Về bày biện, thì thường đặt bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã.
- Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà, lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.
- Đối với mân lễ thì thông thường bao gồm những món ăn mặn được dùng trong ngày Tết được chế biến tinh tế, khéo léo bao gồm: bánh chưng; giò-chả; xôi gấc; thịt gà; xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Bên cạnh mân cũng mặn, thì bạn có thể bày biện thêm mân cúng ngọt, chay gồm: hương, hoa, đèn nến; bánh kẹo; mứt Tết; rượu/bia và các loại đồ uống khác.
- Khi tiến hành cũng giao thừa, thì tất cả mọi người trong gia đình phải tiền hành đứng thật nghiêm trang trước bàn thờ để khấn tổ tiên, để họ có thể phù hộ năm mới khỏe mạnh, an khang và tịnh vương trong suốt năm mới. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Mân cũng giao thừa của từng vùng
Tùy theo mỗi phong tục của từng vùng miền, mà mân cũng gioa thừa cũng có những đổi khác với nhau. Cụ thể như sau:
- Đối với miền Bắc với mâm cỗ thường tính theo bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Các bát gồm móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc; Đĩa gồm đĩa xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối. Thịt gà dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 hoặc gà cúng tất niên.
- Đối với miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…
- Đối với miền Nam, cỗ tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nón, và những món xuất hiện trong mân cũng giao thừa nơi đây gồm có: bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
Với những chia sẻ cụ thể mà bài viết trên đây mang lại, thì chắc chắn vấn đề mà bạn đang thắc mắc: Mâm lễ cúng giao thừa bao gồm có những gì? đã nhanh chóng được tháo gỡ rồi đấy nhé.
Trả lời